Seed to Table 〜Liên k?t con ng??i, t? nhiên và văn hoá〜

M?t t? ch?c phi chính ph? c?a Nh?t B?n v?i m?c đích đ?y m?nh n?n nông nghi?p thân thi?n môi tr??ng sinh thái và h? tr? phát tri?n c?ng đ?ng ? Vi?t Nam

Từ Hạt giống đến Bàn ăn | Vì sao chúng tôi làm việc tại Việt Nam?  | Tầm nhìn | Sứ mệnh | 
Kế hoạch hoạt động tại Việt Nam
 | Bạn có thể giúp chúng tôi thế nào?

Từ Hạt giống đến Bàn ăn

Trong quá khứ, nông dân đã bảo lưu những loại giống bản địa phù hợp với điều kiện khí hậu để có đủ lương thực duy trì cuộc sống của mình. Thời đó, tài nguyên tự nhiên dồi dào đã giúp con người tồn tại. Ông cha chúng ta đã cùng nhau hợp tác và phát triển kỹ thuật để tiếp tục sử dụng các loại giống bản địa. Kinh nghiệm này đã được truyền lại để chúng ta có thể thưởng thức những thức ăn đa dạng như ngày nay.

Tuy nhiên, do sức lan tỏa của sản xuất nông nghiệp độc canh bắt đầu từ hơn 50 năm nay, các loại giống lai đã được chấp nhận rộng rãi. Chính sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm đã đẩy sự tồn tại của các loại giống bản địa đến bờ vực. Chúng tôi tin rằng bảo tồn các loại giống bản địa không chỉ góp phần làm giàu nguồn lương thực mà còn giúp chúng ta bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa truyền thống.

Sứ mệnh của Seed to Table là bảo tồn di sản này và tiếp tục các loại giống bản địa tài nguyên tự nhiên nuôi dưỡng cây trồng và những tri thức văn hóa cho thế hệ tương lai.

Để thực hiện việc này, một điều cơ bản cần làm ngay là phải hiểu về cuộc sống của những người đã và đang gìn giữ các loại giống bản địa. Chẳng hạn, họ đã có được các sinh kế bền vững hay chưa, các nguồn tài nguyên mà họ cần có được đảm bảo không, hoặc họ có thể cộng tác lâu dài hay không....

Sự hợp tác giữa các bên liên quan để cùng giải quyết những vấn đề chung cũng là điều cần thiết. Người dân sống ở đô thị có thể hỗ trợ những người đang gìn giữ và sử dụng các loại giống bản địa để họ có thể tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn thức ăn của mình nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng và luôn khỏe mạnh.

Dựa trên ý tưởng này, Seed to Table sẽ nhận dạng các giống bản địa và sử dụng chúng cùng với việc thúc đẩy nền nông nghiệp thân thiện với sinh thái và nhân rộng các mô hình quản lý tài nguyên tự nhiên có hiệu quả. Chúng tôi cũng muốn tạo cơ hội cho người dân ở đô thị và nông thôn tìm hiểu và hợp tác với nhau. Từ đó các thế hệ già và trẻ có thể chia sẻ những tri thức và văn hóa truyền thống.

page top

Vì sao chúng tôi làm việc tại Việt Nam?

Việt Nam là một nước nông nghiệp. Lượng gạo và cà phê xuất khẩu cao thứ hai trên thế giới. Nông dân chiếm 60% dân số và có tới 70% dân số sống ở nông thôn. Tuy vậy, thu nhập từ nông nghiệp của nông dân không đủ cho cuộc sống của họ. Các nguồn tài nguyên tự nhiên hỗ trợ các phương thức sinh kế của nông dân như nước, đất và rừng cũng đang cạn kiệt dần do sự phát triển, đồng thời các loại giống bản địa cũng đang mất dần đi cùng với sự xuất hiện của các loại giống lai.

Từ khi chính phủ Việt Nam có chương trình đổi mới với sự cải cách kinh tế năm 1986, nổi bật lên là sự bắt đầu của hệ thống thị trường thì sự cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị cũng ngày càng rõ rệt. Thanh niên ở nông thôn bắt đầu ra thành phố tìm việc, nhiều làng đã mất đi sự hợp tác trong cộng đồng làng xã- nơi lưu giữ tri thức và văn hóa truyền thống trước đây.

Tuy vậy, một số làng xã cũng cố gắng cải thiện cuộc sống của họ để ổn định kinh tế bằng việc bảo vệ tài nguyên tự nhiên và văn hóa truyền thống trong làng của mình và dạy cho thế hệ trẻ. Seed to Table đã gặp gỡ những người này và bắt đầu các hoat động nhằm khuyến khích và hỗ trợ họ

page top

Tầm nhìn

Người dân Việt Nam hợp tác và phát triển các tri thức, kỹ thuật và hệ thống quản lý để gìn giữ các loại giống bản địa, nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa truyền thống, đảm bảo an ninh lương thực và đời sống, tạo ra cuộc sống hài hòa giữa con người với con người và giữa con người với môi trường tự nhiên.

Sứ mệnh

  1. Bảo vệ tính đa dạng sinh học của tự nhiên và trồng trọt dựa trên cuộc sống và sinh kế của từng địa phương
  2. Cải thiện chủ quyền lương thực thực phẩm, giảm bớt những hiểm họa trong thực phẩm, đặc biệt ở cộng đồng và các hộ gia đình.
  3. Xây dựng thương hiệu và tiếp thị các sản phẩm nông lâm nghiệp địa phương nhằm tăng cường và đa dạng hóa sự chọn lựa trong cuộc sống.
  4. Hỗ trợ những trường hợp cấp bách, phát triển và bồi dưỡng các nhà lãnh đạo cho thế hệ tiếp theo trong số những người trẻ tuổi ở địa phương.
  5. Tập hợp tài liệu về truyền thống địa phương, hệ thống nông nghiệp, những phương pháp, kinh nghiệm, đa dạng hóa con giống cây trồng và cách sử dụng, lưu giữ có hệ thống đồng thời phổ biến những kiến thức, kinh nghiệm cho thế hệ hiện nay và thế hệ tương lai.
  6. Tạo cơ hội cho mọi người xây dựng lòng tin cậy lẫn nhau và hợp tác qua việc tham gia học tập, hoạt động và rút kinh nghiệm.
  7. Chia sẻ thông tin về các lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm giữa các vùng địa phương với những vùng khác trên đất nước để hợp tác giải quyết các vấn đề.

page top

Kế hoạch hoạt động tại Việt Nam

Chúng tôi đang làm việc với những người bảo tồn khác nhau, bao gồm nông dân, nhân viên chính phủ và địa phương, các công ty… nhằm tăng cường sự hợp tác lẫn nhau. Đây là một nền tảng cơ bản cho những vấn đề chung trong các tình huống thực tế. Các hoạt động cụ thể của chúng tôi bao gồm:

Thúc đẩy hoạt động nông nghiệp sinh thái và tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương


Năm 1986, chính sách Đổi mới bước đầu được thực hiện và đánh dấu những bước chuyển dịch đầu tiên của Việt Nam tới nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khi Việt Nam đang trong giai đoạn đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng kể, thì đồng thời sự chuyển đổi này cũng đem lại những tác động tiêu cực đến môi trường.

Kinh tế và xã hội của Việt Nam vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn những nguồn giống bản địa là hết sức quan trọng vì chúng góp phần duy trì hệ sinh thái phong phú đa dang của địa phương.

Sông, núi và những cánh đồng lúa là nguồn thức ăn và nguồn thuốc chữa bệnh cho cả người và động vật, và là nguồn nguyên vật liệu cho các công cụ, nhà ở và năng lượng. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo cuộc sống của con người.

Tổ chức Seed to Table đưa những kỹ thuật cụ thể thân thiện với môi trường đến cộng đồng địa phương và chứng minh được vai trò quan trọng của các loại giống bản địa đối với cuộc sống của người dân trong vùng dự án.

Bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của các cộng đồng địa phương nhằm bảo đảm sinh kế của người dân địa phương


Để duy trì cuộc sống và xã hội ở khu vực nông thôn, cộng đồng người dân phải liên tục phát triển kinh tế địa phương và bảo vệ hệ sinh thái đa dạng. Tuy nhiên, để làm được điều này việc nhận ra vai trò của văn hóa địa phương trong bảo tồn tri thức truyền thống và bản sắc dân tộc là rất quan trọng.

Trong những hoạt động của chúng tôi, Tổ chức Seed to Table bước đầu làm việc với người dân địa phương đặc biệt là với thế hệ thanh thiếu niên trong việc tìm ra sự đa dạng của các loài cây, côn trùng, sinh vật nhỏ những loài động vật sống trên núi và những loài thủy sinh. Chúng tôi đặt ra những câu hỏi cho họ như những loài cây nào được trồng, được sử dụng và bởi ai? Nguồn nước được bắt nguồn từ đâu và đi tới đâu? Tại địa phương còn có những thợ thủ công hay những nghệ nhân? Hay những người dân địa phương hợp tác và giúp đỡ nhau như thế nào?

Với những hiểu biết trên trong bối cảnh của địa phương, Tổ chức Seed to Table làm việc với cộng đồng để xây dựng kế hoạch các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức của những người ngoài địa phương về cơ sở văn hóa trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên tại địa phương đó. Các hoạt động này được quản lý bởi chính những người dân bản địa để có thể phản ánh tính chất địa phương cụ thể của mối quan hệ này.

Chế biến thực phẩm bằng việc sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương và do đó tạo cơ hội việc làm ở những vùng nông thôn


Khoảng 70% dân số Việt Nam sinh sống ở các vùng nông thôn và 60% dân số gắn liền với sản xuất nông nghiệp, mà hầu hết là nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Vấn đề quan trọng với nông dân Việt Nam hiện tại là làm thế nào để quản lý ruộng đất quy mô nhỏ một cách đầy đủ và hiệu quả, làm thế nào để tận dụng những thứ sẵn có vào việc sản xuất và chế biến nông sản để tăng thêm giá trị kinh tế cho việc sản xuất. Khi đó thu nhập của người sản xuất sẽ tăng lên và tạo cơ hội cho họ tái đầu tư vào sản xuất hàng hoá nhất định. Đặc biệt là đối với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ người không có đất ở và sản xuất khá cao và dẫn đến nhu cầu việc làm phi nông nghiệp đang tăng lên đáng kể.

Để tăng cường việc phát triển kinh tế bền vững tại vùng nông thôn, Tổ chức Seed to Table có những chương trình để nâng cao về khả năng và công nghệ của người sản xuất trong việc chế biến nông sản ngay tại địa phương. Do đó liên kết được những người nông dân sản xuất nhỏ với các hộ gia đình không có đất để tạo ra cơ hội việc làm cho cả nam giới và nữ giới tại địa phương.

Kết nối con người với con người, nông thôn với thành thị


Trong quá trình tìm kiếm, nâng cao sự kết nối, Tổ chức Seed to Table nhận thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam tại thành thị đang càng ngày quan tâm tìm kiếm những thực phẩm an toàn, chất lượng tốt cho bữa ăn hàng ngày. Điều đó tạo điều kiện cho những sản phẩm gắn mác an toàn nhưng thực chất lại không rõ nguồn gốc xuất xứ xuất hiện tràn lan. Tình huống này không những dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân họ mà thậm chí còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thế hệ sau này.

Tổ chức Seed to Table tạo ra một mạng lưới để kết nối người tiêu dùng với những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất bằng phương pháp nông nghiệp thân thiện với môi trường. Mạng lưới này gắn kết nông dân, người tiêu thụ, nhà phân phối và thậm trí những đầu bếp ở thành phố để xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau và sự hợp tác dựa trên một nền tảng bền vững. Bằng những việc này, không chỉ người tiêu dùng có lợi khi có thể tìm được những thực phẩm an toàn với chất lượng tốt mà nông dân cũng có thể tăng thêm thu nhập cho gia đình. Với một lượng dân số thành thị khoảng 30 triệu người, mạng lưới này không những giúp thúc đẩy việc phát triển kinh doanh của nông dân tại những vùng nông thôn mà còn thúc đẩy lối sống lành mạnh và nhận thức của họ về vấn đề môi trường.

Ngoài ra, chúng tôi tạo ra cơ hội cho người nông dân cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, chúng tôi hoạt động như một “cầu nối” giữa người Nhật và người Việt để tăng cường sự hợp tác, tính hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau.

page top

Bạn có thể giúp chúng tôi thế nào?

  1. Trở thành người hỗ trợ.
  2. Giới thiệu Seed to Table đến một cơ quan, một tổ chức hay một nhà xuất bản – những nơi quan tâm, khuyến khích và trợ giúp cho công việc của chúng tôi.
  3. Hãy xem công việc của chúng tôi.
  4. Hãy tham gia vào các sự kiện và các hoạt động của chúng tôi.
  5. Hãy cộng tác với chúng tôi.
  6. Hãy ủng hộ chương trình của chúng tôi.


Mọi thông tin chi tiết, xin mời bạn vào địa chỉ E-mail: info@seed-to-table.org

page top